Phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Các hạng mục chống thấm tầng hầm để ô tô, chống thấm trần nhà, chống thấm tường,.. luôn được quan tâm chú trọng. Liên hệ để được tư vấn miễn phí: 0986.022.995 098.681.2805

Không giống như hạng mục chống thấm trần hay chống thấm dột,  đặc thù của các hạng mục này là nằm ngầm dưới đất, nơi chịu tác động của các mạch nước ngầm hoặc hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng xung quanh.Vì vậy cần lựa chọn một phương pháp chống thấm tầng hầm phù hợp, hiệu quả tiết kiệm chi phí.

Để có phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả trước tiên chúng ta cấn tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

 Nguyên nhân

Bài viết có gì

– Do thiết kế sơ sài, kiến trúc sư chưa hiểu hết và nắm rõ được đúng quy trình chống thấm.

– Do thi công xây dựng, việc đổ bê tông kém chất lượng sẽ tạo ra độ rỗng và gây thấm.

– Do quy trình thi công chống thấm dột tầng hầm kém chất lượng thường không đảm bảo. Thi công xử lý chống thấm theo kiểu chắp vá tức là thấm chỗ nào thì làm chỗ đó.

Các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Bề mặt thi công

Loại bỏ sạch tạp chất trên bề mặt.

Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.

Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.

Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

Phương pháp 1: Sử dụng máy bơm keo PU

Phương án xử lý chống thấm tầng hầm, hố thang máy, bể ngầm bằng bơm kep PU nhằm ngăn chặn cấp tốc dòng nước thấm áp dụng xử lý thấm cho các vị trí thấm nước cục bộ của sàn tầng hầm, tường tầng hầm,hố thang máy …

1.  Thông tin vật liệu keo PU

Keo PU có chức năng trám kín các vị trí mao mạch rỗng trong bê tông theo nguyên tắc khi gặp nước keo PU sẽ trương nở tạo ra các bong bóng bọt nhỏ có tính giãn nở , điều áp và bịt kín các mao mạch làm ngăn chặn nước, thấm nước qua tường bê tông.

2.  Các bước thi công xử lý chống thấm bằng keo PU 

Bước 1:  Xác định phạm vi thấm

Kiểm tra hiện trường xác định vị trí, kích thước điểm thấm, vệ sinh bề mặt rò rỉ nước.

Bước 2:  Khoan tạo lỗ tại các vị trí thấm

Dùng máy khoan chuyên dụng khoan lỗ đường kính Ø13mm thẳng đứng tại ngay tại vị trí chính giữa điểm thấm nước cục bộ.

Độ sâu của mũi khoan thường bằng 1/2 độ dầy bê tông, khoảng các giữa các mũi khoan là 10-20cm tùy theo độ thấm nước nhiều hay ít.

Bước 3:  Gắn packe van một chiều vào lỗ khoan

Đóng các packê đầu kim van một chiều SL-10 có đường kính Ø13mm và dài 90mm vào lỗ khoan.

Đóng Packê vào lỗ khoan sao cho phần roan su được cắm sâu vào bên trong.

Dùng cờ lê xiết chặt đầu Packê cho tới khi valve bám chặt vào bê tông.

Bước 4:  Bơm keo PU

Gắn đầu ống bơm của máy bơm chuyên dụng vào các packe chờ sắn.

Dùng thiết bị bơm chuyên dụng bơm keo PU dưới áp lực cao vào trong lòng bê tông. Bơm tới khi thấy keo  PU tràn ra bên ngoài thì ngừng bơm Keo PU.có chức năng trám kín các vị trí mao mạch rỗng trong bê tông theo nguyên tắc khi gặp nước keo PU sẽ trương nở ra và bịt kín các mao mạch làm ngăn chặn nước thấm nước qua tường bê tông.

Để keo PU sau khi bơm kết tinh trong vòng 24h trước khi tháo bỏ packê.

Lưu ý rằng sau khi bơm cần tiến hành kiểm tra xem còn bị thấm tiếp nữa hay không trong các ngày sau. Nếu tiếp tục thấm cần tiến hành bơm tiếp cho đến khi bề mặt thấm không còn bị thấm bởi hiện tượng mao dẫn.

Phương pháp 2: Sử dụng màng khò nóng

Dùng máy khò làm nóng bề mặt thi công

Trải màng chống thấm. Dùng máy khò đốt nóng màng chống thấm cho nóng chảy ra và ấn dính xuống bề mặt thi công.

Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 50 mm.

Sau khi thi công xong, tiến hành trát 01 lớp bêtông dầy từ 3 đến 4cm lên toàn bộ bề mặt thi công nhằm bảo vệ bề mặt màng chống thấm, tăng hiệu quả và kéo dài thời gian bền vững của công trình

Phương pháp 3: Sử dụng màng chống thấm tự dính

Trải màng chống thấm ra, bóc lớp ninon trên bề mặt màng chống thấm. Sau đó dán màng chống thấm lên toàn bộ bề mặt cần thi công.

Do đặc thù của sản phẩm là màng chống thấm nguội tự dính không cần tác dụng của nhiệt nên biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp là 70 mm-100 mm.

Trát 01 lớp bê tông dầy từ 3 đến 4cm lên toàn bộ bề mặt thi công nhằm bảo vệ bề mặt màng chống thấm, tăng hiệu quả và kéo dài thời gian bền vững của công trình.

Phương pháp 4: Sử dụng  hóa chất chống thấm hai thành phần

Làm ẩm bề mặt trước khi thi công. Tiến hành quét hóa chất chống thấm lên toàn bộ bề mặt thi công.

Thi công 2 lớp cách nhau từ 2h đến 4h. Quét lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất. Vật liệu này thi công không đòi hỏi yêu cầu các thao tác quá phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao khi ngăn nước thẩm thấu, rất hiệu quả trong thời gian dài, an toàn đối với sức khỏe của người thi công và người sử dụng.

Liên hệ để giải đáp mọi thắc mắc và sử dụng dịch vụ chống thấm tốt nhất thị trường.

Hân hạnh phục vụ!

Công Ty Chống Thấm 24H

Cam Kết Chống Thấm,Chống Dột Triệt Để 100%

Hotline: 0986.022.995 Hoặc 098.681.2805 (24/24)

098.681.2805