Kinh nghiệm chống thấm nhà ở mùa mưa bão

Một số căn nhà bị thấm dột vào mùa mưa gây ra những phiền phức cho chủ nhà. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà bị thấm dột. Hôm nay, Bách Khoa sẽ điểm qua một và nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhà bị thấm dột và cách khắc phục.

Nguyên nhân nhà bị thấm dột

Bài viết có gì

Nguyên nhân tường bị thấm nước

  • Tường nhà bị thấm do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm vào tường lớn. Bản chất của xi măng hút nước mạnh và có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Do đó, khi bề mặt tường tiếp xúc với nước, những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm.
  • Do vị trí các ống thoát nước sàn giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường nhà bị nước thấm vào tạo nên từng mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.
  • Tường nhà xuống cấp do thời gian dài sử dụng, những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, đặc biệt khi vào mùa mưa tình trạng này lại diễn ra trầm trọng hơn.
  • Trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm nhanh vào tường hơn.
  • Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là công trình không chủ động sử dụng những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.

Dù là nguyên nhân nào đi nữa, nếu nhà bạn đã xuất hiện những dấu hiệu tường bị thấm dột thì cũng đã đến lúc bạn nên thực hiện công tác chống thấm bằng những giải pháp triệt để nhất.

Nguyên nhân nhà bị dột

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà bị thấm dột như sau:

  • Chất lượng thi công kém
  • Công trình lâu năm, xuống cấp
  • Rò rỉ ống nước âm tường
  • Mái nhà, tường nhà bị rạn nứt

Biện pháp xử lý nhà bị thấm dột vào mùa mưa

Xử lý tường bị thấm nước

Khi các bức tường bên ngoài căn hộ bị thấm nước cục bộ, thì bước đầu tiên

  • Loại bỏ lớp vôi vữa bề mặt
  •  Kiểm tra tìm khe hở
  • Đục hồ quanh khu vực khe nứt
  • Vệ sinh sạch sẽ
  • Đóng lưới sắt cố định vết nứt
  • Trám hồ theo tỷ lệ 1:2,5
  • Ngoài ra có thể một tấm keo chống thấm linh hoạt để lấp vết nứt, và sau đó sơn hoàn thiện lại cho bức tường

Đối với khung cửa sổ bị thấm

  • Tiến hành đục bỏ lớp hồ quanh khung cửa. Vệ sinh sạch những lớp vôi vữa lỏng lẻo, trám lại hồ mới theo tỷ lệ 1: 2,5 quanh khung cửa sổ. Sau khi hoàn tất sử dụng  Silicon bịt kín khe giữa các rãnh bao quanh khung cửa sổ và kính.
  • Phần trên lỗ cửa sổ nên làm hệ thống ngấn nước, để giảm thiểu những tổn hại có thể gây ra. Khi lớp sơn, vữa trên cạnh cửa bị bong ra hoặc đảo ngược nhất định phải được cải tạo lại

Đối với mái nhà bị nứt, dột

Trên những mái nhà bị sự cố thấm dột. Nên áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa. Trong đó gồm có cát, xi-măng và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1 cm. Kiểm tra hệ thống đường ống thoát nước. Không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ

Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái. Nếu sử dụng phương pháp trám bít mà không đem lại hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn. Khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hơn. Hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn

Trường hợp mái tôn nhà bị dột. Bạn có thể thực hiện chống thấm dột bằng cách trám bít các vết nứt bằng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm. Tuy nhiên, đối với mái tôn quá cũ, tốt nhất là bạn nên thay mới. Để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.

098.681.2805