Chống thấm sàn mái bằng Polyurethane

Urethane là vật liệu chống thấm ưu việt, chất lượng ổn định, bền với thời tiết. Không những thế gốc Polyurethane còn có khả năng chống tia UV, bám dính tốt trên bề mặt nền, đàn hồi cao và che phủ mọi vết nứt

Với các công trình việc chống thấm bằng gốc Polyurethane đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm bởi hiệu quả đem lại cao, giá cả hợp lý mà còn có màu sắc ưng ý khiến người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Vì thế, dưới đây công ty chống thấm Bách Khoa sẽ mách các bạn các bước chống thấm bằng KP Urethane dễ dàng, hiệu quả 100%.

1. Biện pháp chống thấm chống xâm nhập nước bằng chất Urethanne.

Bài viết có gì

Bước 1: Mài nền bê tông

Tiến hành mài nền bằng máy mài công nghiệp đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết. Mài góc, chân tường; loại bỏ những vụn hồ, vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn. Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy rữa chuyên dụng, đèn khò gas cỡ lớn. Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền.

Bước 2: Trám trét

Sơn lót trước những vị trí cần cần trám trét, trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh. Mài lại những nơi trám trét, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để có bề mặt tương đối bằng phẳng. Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

Lớp sơn lót ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ. Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun. Dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường. Lớp sơn lót phải được phủ kín bề mặt, những vị trí quá hút sơn lót cần được dặm vá bằng sơn lót thêm một lần nữa.

Bước 4: Thi công lớp sơn PU đầu tiên

Sau khi sơn lót khô (>1 tiếng) thi công tiếp lớp sơn phủ PolyUrethane có màu thứ nhất. Lớp sơn này phải sơn thật đều và kín màu toàn bộ nền bê tông.

Bước 5: Khắc phục khuyết điểm

Sau khi tiến hành thi công sơn Polyurethane màu, những khuyết điểm của bề mặt lộ rõ hơn. Tiến hành lăn rulô để đảm bảo lấp toàn bộ lộ nhỏ trên bề mặt, dù là nhỏ nhất như đầu que tăm. Đây là bước kỳ quan trọng đảm bảo tính thấm mỹ của sàn bê tông.

Trám trét bổ sung những vị trí khuyết tật sâu, rộng bằng putty.

Bước 6: Kiểm tra

Kiểm tra lại toàn bộ sàn bê tông, nếu chưa đạt thì quay lại bước 5. Bước này được đánh giá cực kỳ quan trọng vì nếu ko đạt hiệu quả thì công việc sữa chữa sàn để đạt thẫm mỹ cao nhất khó khăn và tốn kém hơn

Bước 7: Thi công sơn Polyurethane, lớp phủ hoàn thiện

Thi công lăn hoặc phun toàn bộ bề mặt lớp sơn Polyurethane cuối cùng. Lưu ý trên một mặt phẳng không nên thi công 2 lần để tránh màu sơn khác nhau. Dùng cọ quét góc, chân tường những vị trí rulo không chạm tới được. Tránh lăn, phun vào tường, lăn để lại vệt rulo.

Bước 8: Nghiệm thu và bàn giao công trình

Đánh giá lại hệ thống sàn vừa hoàn thiện, kiểm tra những chi tiết cần sửa chữa, khắc phục. Thường thì sau 24 – 48h thi công, người và các vật có trọng lượng nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn sơn PU. Thời điểm này đơn vị thi công có thể bàn giao công trình. Nếu muốn di chuyển vật có trọng tải lớn như máy móc và các thiết bị vận chuyển thì nên chờ khoảng 3 đến 5 ngày sau thi công để đảm bảo lớp sơn được chắc chắn nhất.

2. Lưu ý sau thi công sàn PU

Một số việc nên và không nên làm

  • Lau sàn thường xuyên bằng cây lau nhà ít nhất một lần một ngày.
  • Không để bất kỳ chất bẩn có cạnh sắc nhọn nào rơi vãi trên sàn và đảm bảo loại bỏ ngay lập tức.
  • Kiểm tra bánh xe của xe thường xuyên để đảm bảo rằng không có các hạt sắc nhọn bám trên bánh xe.
  • Sửa chữa các đường ống và khớp nối bị rò rỉ ngay lập tức (ví dụ: Dầu ống dẫn trong máy).
  • Tránh kéo các vật nặng như máy móc, thùng gỗ,…
  • Định kỳ kiểm tra các khu vực và khắc phục các khu vực bị hư hỏng ngay.
  • Không nên làm sạch sàn epoxy bằng axit.

Thời gian sàn khô và sẵn sàng để được sử dụng:

Nhiệt độ Cho phép đi qua lại Cho phép các phương tiện qua lại Khô hoàn toàn
10 ° C 30h 4 ngày 9 ngày
20 ° C 24h 3 ngày 5 ngày
30 ° C 18h 2 ngày 3 ngày

Bảng: thời gian có thể sử dụng sàn theo nhiệt độ

Thông tin thời gian tại bảng trên chỉ gần đúng, và bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Đặc biệt đối với các tác động từ nhiệt độ và độ ẩm.

Có một điểm cần đặc biệt chú ý khi thi công sàn sơn Polyurethane là hiện tượng xuất hiện lỗ chân kim và bọt khí sau khi hoàn thiện. Đây là tình trạng mặt sàn xuất hiện các lỗ nhỏ có độ sâu khác nhau, hoặc nổi các bọt khí nhỏ, khi vỡ tạo ra bề mặt xần và vảy nhỏ. Những khuyết điểm này không chỉ có tác động xấu tới tính thẩm mỹ của hệ thống sàn sơn của bạn; nó còn ảnh hưởng tới chất lượng sàn ở yêu tố vệ sinh, độ bền.

Những lỗ nhỏ và mặt sàn xần khiến bụi bẩn và các chất ẩm, dung môi tích tụ lại, rất khó để vệ sinh. Gây ố màu cho sàn của bạn. Ngoài ra, chất ẩm còn thấm xuống lớp nền bên dưới; gây sụt nút và bong tróc nếu không được xử lý kịp thời.

3. Kết luận

Sàn PU đã được sử dụng rộng rãi trong các công trình công nghiệp khác nhau như dược phẩm; thực phẩm, ô tô / thiết bị ô tô, dệt may; điện tử, và các ngành công nghiệp điện, kỹ thuật nhẹ; hóa chất các ngành công nghiệp,… Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng việc thi công và bảo trì đã được thực hiện theo các thủ tục tiêu chuẩn khác nhau.

Trên đây là bài hướng dẫn cách thi công sàn PU – Polyurethane tiêu chuẩn và mới nhất, được biên soạn bởi TKT Floor, hy vọng với lượng kiến thức trên có thể đáo ứng đủ nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn về giải pháp sàn PU.

Có thể bạn quan tâm xin liên hệ:

Công Ty Chống Thấm 24H

Cam Kết Chống Thấm,Chống Dột Triệt Để 100%

Hotline: 0986.022.995 Hoặc 098.681.2805 (24/24)

098.681.2805